The Wayback Machine - https://web.archive.org/web/20130116190345/http://www.bsc.com.vn/News/2011/1/4/128448.aspx
  • |
10 điểm nổi bật trong tình hình kinh tế - xã hội TPHCM năm 2010
bc.co.uk - 04/01/2011 6:50:22 SA        -
Năm 2010, GDP của thành phố tăng 11,8%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,58%. Năm 2011, thành phố phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 12%.

1. GDP cả năm đạt 418.053 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2009

So với chỉ tiêu đề ra là 10%, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố đã hoàn thành vượt mức, trong đó đang chú ý tốc độ tăng trưởng GDP quý IV lên tới 13%.

Khu vực dịch vụ vẫn giữ mức đóng góp cao nhất là 6,56 điểm % vào mức tăng trưởng của GDP, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.
 
Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản đạt 4.741 tỷ đồng, chiếm 1,1% GDP,  tăng 5% (giá trị sản xuất tăng 5,7%).
 
Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 187.385 tỷ đồng chiếm 45,3% GDP, tăng 11,5%.
 
Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 221.942 tỷ đồng chiếm 53,6% GDP tăng 12,2%.

2. Sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với năm 2009

Giá trị sản xuất công nghiệp 12 tháng năm 2010 đạt 609.268 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2009. Có 23/27 ngành sản xuất tăng trưởng so với năm 2009, trong đó có 10 ngành tăng cao hơn mức tăng chung.

Nhóm ngành cơ khí dẫn đầu về tốc độ tăng: sản phẩm kim loại tăng 21,9% ; máy móc thiết bị tăng 28,4% ; thiết bị điện tăng 32,4% ; da giày là ngành có sự phục hồi lớn: từ mức giảm đầu năm là -2,5% đến hết năm đạt mức tăng trưởng 28,3%.

Mức tăng một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: thực phẩm đồ uống (chiếm tỷ trọng cao nhất) tăng 11,6%; dệt tăng 6,6%; may tăng 13,4%; hóa chất tăng 10,4%; ; vật liệu xây dựng tăng 9,4% ...

Đáng lưu ý có 2 ngành đang có xu hướng tăng chậm và giảm là lắp ráp xe ô tô và sản phẩm điện tử, chủ yếu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do không cạnh tranh nổi với hàng ngọai nhập.

3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 27,9%

Trong đó, tháng 12 tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ ước thực hiện 36.141 tỷ đồng, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 17% so với tháng 12/2009. Luỹ kế 12 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ của thành phố ước đạt 372.152 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm 2009

Khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong bán lẻ đến tay người tiêu dùng với 167 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,9%; thành phần kinh tế nhà nước có tốc độ tăng cao nhất (40,6%) tuy nhiên mới đáp ứng được 19,7% nhu cầu tiêu dùng của dân cư và tập trung ở một số các mặt hàng không phải là nhu cầu thiết yếu tiêu dùng hàng ngày.

Loại trừ yếu tố biến động giá tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2010  tăng 17,2%, cao hơn mức tăng 10,8% của  năm 2009.

4. Sản xuất nông – lâm – thuỷ sản đạt 8.911,5 tỷ đồng

So với năm 2009, giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2010 tăng 5,7%.

Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 6.927,3 tỷ đồng, chiếm 77% tổng giá trị nông – lâm – thuỷ sản và tăng 3,9% so năm trước.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp cả năm dự ước 84,1 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng số và tăng 5,8% so cùng kỳ, chủ yếu do hoạt động khai thác chiếm 84,1%, tăng 6,2%.

Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 1.900,1 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng số và tăng 9,7% so năm trước; trong đó giá trị nuôi trồng chiếm 71,3%, tăng 11,3%, giá trị khai thác chiếm 23,8%, tăng 3,8%.

Sản lượng thủy sản cả năm ước tính 43.947 tấn, tăng 4,1% so năm trước. Sản lượng nuôi trồng 22.758 tấn, chiếm 51,8% tổng sản lượng, tăng 4,4%; trong đó sản lượng tôm các loại tăng 14,9%.

5. Chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 9,58%

Riêng tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,61% so với tháng 11, trong đó khu vực thành thị tăng 1,52% và khu vực nông thôn tăng 2,36%.

Nhóm hàng tăng mạnh nhất là may mặc, mũ nón giày dép với 3,17%. Tiếp đến là nhóm nhà ở điện nước chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,50% và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,37%.

 
Nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao là do thời tiết diễn biến thất thường, sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh ở gia súc gia cầm diễn biến phức tạp, chi phí đầu vào cho sản phẩm tăng; nhu cầu tiêu dùng theo mùa vụ (phục vụ lễ tết) cũng đã làm tăng giá 1 số nhóm hàng.

So với tháng 11, chỉ số giá vàng tăng 5% và chỉ số giá USD tăng 3,47%. Cả năm, hai chỉ số này tăng lần lượt 28,35% và 8,97%.

6. Nhập siêu cả năm ước đạt 96,1 triệu USD


Tổng kim ngạch xuất khẩu 12 tháng toàn thành phố đạt 20.967,4 tỷ USD, tăng 4,4% so 2009. Không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu cả năm TPHCM đạt 15.997,5 triệu USD, tăng 15,2% so với năm ngoái.
 
Trong đó, hàng may mặc 1.862,9 triệu USD là mặt hàng chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu (17,7%), tăng 16,9% so 2009.
 
Riêng dầu thô ước 12 tháng lượng xuất 8.053 ngàn tấn, giảm 39,8% và trị giá kim ngạch xuất đạt 4.969,9 triệu USD, giảm 19,8% do giá bình quân tăng 34% so cùng kỳ.
 
Kim ngạch nhập khẩu cả năm của thành phố đạt 21.063,5 triệu USD, tăng 8,1% so 2009. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu giảm 55,2%, đạt 612,6 triệu USD. Nhập khẩu sắt thép giảm 15,9%, đạt 284,5 triệu USD. Nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 152,5%, đạt 385,5 triệu USD…
 
Tính chung cả năm, toàn thành phố nhập siêu 96,1 triệu USD, bằng 0,45% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó, thành phố đã xuất siêu 601,5 triệu USD trong năm 2009.

7. Tổng vốn đầu tư ước đạt 173.492 tỷ đồng, bằng 41,5% GDP

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn TP năm 2010 ước thực hiện 173.492 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 20,8%; vượt 0,9% so kế hoạch năm và bằng 41,5% GDP.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 12 tháng ước thực hiện 142.100 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 100,4%; so với năm trước tăng 20,9% . Trong năm thành phố đã hoàn thành một số dự án lớn gồm: Đại lộ Võ Văn Kiệt; đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa; nút giao thông khu A Nam Sài Gòn...

Tổng vốn đầu tư nước ngoài được cấp mới và tăng vốn đạt hơn 2,08 tỷ USD, tăng 75% so với năm 2009.

Từ đầu năm đến ngày 15/12, đã có 356 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép, với tổng số vốn đăng ký 1.831,5 triệu USD.So với năm 2009, số dự án cấp mới ít hơn 12 dự án, nhưng số vốn đầu tư tăng gấp 2,2 lần, vốn bình quân 1 dự án đạt 5,1 triệu USD.

Có 106 dự án điều chỉnh vốn đầu tư và vốn pháp định, tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng 251,1 triệu USD, vốn pháp định tăng 64,1 triệu USD.


Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài TPHCM năm 2010.
(Nguồn: Cục thống kê TPHCM).
 
8. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 167.506 tỷ đồng, bằng 115,4% dự toán


So với năm 2009, tổng thu ngân sách Nhà nước cả năm trên địa bàn tằng 23,7%. Thu ngân sách không kể dầu thô là 150.211 tỷ đồng, đạt 113,1% dự toán và tăng 23,2%.

Trong đó thu nội địa: 87.961,5 tỷ đồng, đạt 103,7% dự toán, tăng 37,8%. Thu từ dầu thô: 17.295 tỷ đồng, đạt 140,6% dự toán, tăng 28,8% cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 57.000 tỷ đồng, đạt 121% dự toán, tăng 7,5%.

Tổng chi ngân sách địa phương cả năm (trừ tạm ứng, ghi thu ghi chi) ước thực hiện 33.699 tỷ đồng, vượt dự toán 11,7%, giảm 18% so cùng kỳ. Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 19.480,1 tỷ đồng, giảm 4,6% cùng kỳ. Chi thường xuyên 14.153,9 tỷ đồng, tăng 6,2%.

Tổng chi bao gồm tạm ứng, ghi thu ghi chi ước thực hiện 46.918,4 tỷ đồng, tăng 4,0% so cùng kỳ.

9. Tăng trưởng tín dụng ước đạt 16,6%, huy động vốn tăng 27%

Tổng dư nợ tín dụng đến tháng 12 của TPHCM ước đạt 699,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm 2009 và tăng 16,6% so đầu năm. Mức tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của cả nước (27,6% - sau khi trừ đi hư số do tỷ giá và giá vàng tăng).

Vốn huy động trên địa bàn thành phố 12 tháng ước đạt 766,3 nghìn tỷ đồng, giảm 2,6% so với năm 2009, tăng 27% so đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (24,5% -  sau khi trừ đi hư số do tỷ giá và giá vàng tăng).

10. Tỷ lệ thất nghiệp là 5,1%, liên tục giảm từ năm 2007 đến nay

Dân số TPHCM năm 2010 là gần 7,44 triệu người, tăng 3,1% so 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động lại giảm 0,24%.
 
Như vậy, từ 2007 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp tại TPHCM liên tục giảm. Năm 2007 là 5,5%, 2008 là 5,4%, 2009 là 5,3% và 2010 là 5,1%.
 
Năm 2010, thành phố đã giới thiệu việc làm cho 291.600 người, trong đó có 127.900 chỗ làm mới, tăng 2,4% so 2009. Các chỉ tiêu này năm 2009 lần lượt là 289.600 người và 124.900 chỗ làm mới, tăng 3,7% so 2008.
Với sự tăng trưởng khả quan trên các lĩnh vực trong năm 2010, sang năm 2011, TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 12%, hoàn thành kế hoạch thu ngân sách là 175.000 tỷ đồng.
 
GDP bình quân đầu người đạt trên 3.100 USD/người, xuất khẩu tăng 9%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 200.000 tỷ đồng.
 
Để hoàn thành được các chỉ tiêu nói trên, thành phố tập trung thực hiện 6 giải pháp cụ thể gồm: ổn định sản xuất, giá cả, đầu tư hạ tầng, ổn định chính trị, cải cách hành chính và nâng chất lượng điều hành.
Tin mới hơn
16/01 Vụ Đông Xuân 2012 - 2013 mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn gạo
16/01 Quyết tâm tái cấu trúc các tổ chức tín dụng và DNNN
16/01 Giới thiệu Qũy bảo hành tín dụng, đầu tư ASEAN+3
16/01 EVN đảm bảo cung ứng nước, điện phục vụ sản xuất
16/01 Thủ tướng: "Hết Vina này còn Vina nào khác nữa không?"
16/01 Nhật Bản - Đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam
16/01 Thủ tướng không chấp nhận các tập đoàn đặt kế hoạch thấp
16/01 Lợi nhuận ngành điện 'thua xa lãi tiết kiệm'
16/01 "Việt Nam xứng đáng là con rồng mới của ASEAN"
16/01 Hải Phòng hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong năm
Tin cũ hơn
04/01 Bà Rịa- Vũng Tàu: Dẫn đầu về thu hút đầu tư
04/01 Học tầm nhìn của Trung Quốc để phát triển
04/01 10 thương hiệu nội địa mạnh
04/01 Dệt may Việt Nam tăng thị phần tại các thị trường lớn
04/01 Trọng tâm năm 2011 là kiềm chế lạm phát
04/01 TP.HCM: Kiểm soát thị trường đến ngày 20-2
04/01 Cơ hội nhìn lại cá tra của mình
04/01 Hà Nội: Giá cả lên cơn sốt tết
04/01 Doanh nghiệp tại TP.HCM cần hơn 2 vạn cuốn hóa đơn đỏ
04/01 Gas tăng 3.000 đồng/bình 12 kg
Tin tức quan trọng
Copyright © 2000-2011 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam